Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Ăn dứa có béo không? Ăn dứa như thế nào để giảm cân nhanh

Ăn dứa có béo không? Ăn dứa như thế nào để giảm cân nhanh

  Dứa là trái cây được ưa chuộng bởi màu sắc tươi sáng lẫn vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn. Dứa có thể làm đồ uống nhưng cũng là thực phẩm không thể thiếu trong một vài món ăn Việt. Vậy ăn dứa có béo không? Ăn dứa có tốt không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng từ quả dứa

Ăn dứa có béo không

Quả dứa rất thích hợp trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vậy nên Việt Nam có rất nhiều nơi trồng loại hoa quả này.

Dứa có điểm đặc trưng là khi chín rất thơm mùi thơm nồng, ngào ngạt nhưng lại dễ chịu không quá gắt bở vậy ở một số vùng miền gọi là trái thơm.

Dứa có hình trụ tròn, nhiều mắt nhỏ, chưa chín có màu xanh thẫm; khi chín thì phần vỏ chuyển màu vàng rất dễ nhận biết.

Hiện tại nhiều bạn vẫn nghĩ rằng ăn dứa nóng nhưng thực tế thì không phải bởi dứa có tính bình, chứa nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum giúp làm mát cơ thể nữa đấy. Vậy thì ăn dứa có béo không…?

Xem thành phần dinh dưỡng có trong 100g dứa

  • Calo (kcal) 50
  • Lipid:  0,1 g
  • Natri:  1 mg
  • Kali : 109 mg
  • Cacbohydrat : 13 g
  • Chất xơ : 1,4 g
  • Đường thực phẩm : 10 g
  • Protein :  0,5 g
  • Vitamin A : 58 IU
  • Vitamin C : 47,8 mg
  • Canxi :13 mg
  • Sắt : 0,3 mg
  • Vitamin B6 : 0,1 mg
  • Vitamin B12 : 0 µg
  • Magie : 12 mg

Dứa đặc biệt tốt cho sức khỏe

  • Ăn dứa tăng cường miễn dịch, giảm viêm

Giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt chứa lượng vitamin C; B6; photpho dồi dào rất tốt làm kìm hãm quá trình lão hóa.

Trong dứa còn chứa Bromelain giúp giảm viêm hiệu quả

  • Giảm nguy cơ ung thư

Đừng lo việc ăn dứa mỗi ngày có béo không mà thậm chí nó còn giúp ức chế tế bào ung như bởi Bromelain.

  • Cải thiện hệ tiêu hóa

Rất nhiều người vẫn lo lắng ăn dứa có tăng cân không? Nếu bạn sử dụng dứa sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, hơn nữa là bảo vệ thành dạ dày tốt hơn.

Enzym trong trái thơm kích thích quá trình chuyển hóa chất đạm nhiều hơn; tránh mắc một số bệnh về đường ruột như: Đầy bụng, khó tiêu, táo bón…

  • Rất tốt cho nướu răng

Hàm lượng vitamin C cao nên việc sử dụng dứa thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ viêm nướu và bệnh nha chu

  • Rất tốt cho mắt

Nhờ có khả năng chống oxy hóa nên dứa sẽ giúp làm kéo dài quá trình thoái hóa bạch cầu – Mà đây lại là nguyên nhân chính khiến người cao tuổi bị mờ mắt. Nên việc ăn dứa sẽ làm mắt được cải thiện tốt hơn.

  • Dứa làm giảm viêm khớp

Không những chứa canxi mà còn mangan trong dứa có hàm lượng rất cao.

Có thể nói 2 chất hỗ trợ tốt nhất trong quá trình phát triển hệ thống xương khớp; bổ sung đầy đủ giúp ngăn chặn các bệnh loãng xương và đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi.

  • Tốt cho sức khỏe bà bầu

Khi mang thai thường phải kiêng kỵ rất nhiều thực phẩm vậy, mẹ bầu ăn dứa có tốt không?

Theo các chuyên gia thì mang thai hoàn toàn có thể ăn dứa bình thường vì những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và hệ miễn dịch đều có sẵn trong trái cây này

Lưu ý là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nên ăn ít dứa, chỉ từ tháng thứ 4 trở đi có thể ăn nhiều hơn để hỗ trợ tốt cho sinh sản sau này.

  • Ngăn ngừa bệnh cao huyết áp

Trong trái dứa có lượng kali cao và natri thấp, làm cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.

Giải đáp ăn dứa có béo không?

Ăn dứa có béo không

Để giải thích cho vấn đề ăn dứa có béo không thì chúng ta lấy khoảng 100g dứa sẽ cung cấp khoảng 49 kcal cùng với những dưỡng chất như: Đạm, sắt,chất xơ, canxi, kali, photpho cùng với vitamin B1, B2, B3, B6, C,…

Với con số khoảng 49 calo thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm ăn dứa không gây béo hoặc tăng cân mất kiểm soát.

Không gây béo nhưng ăn dứa có giảm cân không?

Trái thơm có chứa 2/3 là nước. vậy nên nếu ăn sẽ tạo cảm giác no giả; đánh lừa dạ dày đồng nghĩa với việc sẽ giảm được lượng thức ăn nạp vào và hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.

Vitamin C và chất xơ có nhiều trong dứa giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất; đốt cháy mỡ thừa tốt hơn.

Như vậy là bạn đã hoàn toàn yên tâm về việc ăn dứa có tăng cân không rồi mà còn hỗ trợ giảm cân được rất nhiều người áp dụng đấy.

Ăn dứa như thế nào để giảm cân nhanh

Ăn dứa có béo không

Lựa chọn dứa vào thực đơn của mình, bạn sẽ nhanh chóng có được một vóc dáng lý tưởng; cơ thể cân đối. Tùy vào sở thích, thói quen ăn uống mà bạn có thể lựa chọn một trong những cách ăn dứa giảm cân hiệu quả dưới đây:

Ăn dứa tươi: cách này thì vô cùng đơn giản, các bạn chỉ cần gọt vỏ; cắt bỏ hết mắt dứa; sau đó thưởng thức những lát dứa thơm ngon sau bữa ăn chính khoảng 45 phút.

Uống nước ép dứa: Vào ngày hè nóng bức, đừng quên chuẩn bị và thưởng thức một ly nước ép dứa thơm ngon để giải tỏa cơn khát và giảm cân hiệu quả nhé. Để vị nước ép dứa thơm ngon hơn, các bạn nên thêm 1 chút đá hoặc ướp lạnh nhé.

Salad dứa: Vào bữa ăn chính, các bạn có thể chuẩn bị món salad dứa bao gồm dứa và các loại rau củ thông dụng như cà chua; xà lách; dưa leo… để bổ sung các vitamin, khoáng chất và hỗ trợ giảm cân hiệu quả nhé.

Kết hợp dứa trong các món xào: Nếu bạn không thích ăn dứa tươi, có thể dùng loại quả này làm nguyên liệu để chế biến các món ăn hấp dẫn như: Dứa xào thịt, dứa kho cá; dứa sốt xương thịt; canh chua, bún…

Những lưu ý khi ăn dứa để vừa giảm cân vừa tốt cho sức khỏe

Bản chất của dứa rất tốt cho sức khỏe, không gây tăng cân nhưng nếu ăn không đúng cách có thể phản tác dụng. Do đó, khi ăn dứa, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn những quả dưới còn tươi, lành lặn không bị hư hỏng.
  • Không nên ăn dứa để lâu ngày, bị dập nát và có mùi ôi chua
  • Ăn dứa phải gọt hết lớp vỏ, cắt bỏ mắt.
  • Rửa dứa sạch bằng nước muối trước khi ăn
  • Người đang bị bệnh: Chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương hở, băng huyết không nên ăn dứa vì sẽ làm tình trạng chảy máu diễn ra nghiêm trọng hơn, bệnh lâu lành
  • Trong dứa có chứa nhiều acid hữu cơ và bromelain có thể tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày; ruột; gây nôn nao; khó chịu. Do đó, nếu đang đói, không nên ăn dứa.
  • Người bị đau dạ dày hoặc có tiền sử mắc bệnh dạ dày không nên ăn dứa. Axit tự nhiên trong dứa có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí gây viêm loét dạ dày nếu ăn quá nhiều dứa.
  • Nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc tây y không nên ăn dứa. các thành phần trong dứa sẽ tương tác với thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thai phụ ở những tháng cuối của thai kỳ không nên ăn dứa vì có thể bị chuyển dạ sớm, sinh non. Phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn loại quả này.

Trên đây là một số thông tin về trái dứa và giải đáp thắc mắc ăn dứa có béo không. Hy vọng với bài viết này chúng ta sẽ nhận thức và hiểu biết hơn về những tác dụng và cách áp dụng dứa với từng mục đích cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *